Thứ Bảy, 11 tháng 3, 2017

10 tác dụng của tinh dầu gừng

Như trong bài trước, chúng ta đã biết rất nhiều công dụng của gừng tươi. Tuy nhiên, việc lưu giữ gừng tươi trong nhà thường không để được lâu và khi gừng bị hư hỏng nếu vô tình sử dụng không những không có ích mà còn có hại đối với cơ thể như trong bài "Những điều cần lưu ý khi sử dụng gừng tươi". Chính vì vậy, mà việc sở hữu một chai tinh dầu gừng trong nhà sẽ có rất nhiều lợi ích. Ngoài ra, với chai tinh dầu gừng nguyên chất, nó không những dễ bảo quản mà còn có thể mang theo mọi nơi và sử dụng rất dễ dàng. Cùng tìm hiểu xem chai tinh dầu gừng có thể giúp bạn trong những trường hợp nào nhé.

1. Trị khó chịu ở dạ dày và hỗ trợ tiêu hóa
Tinh dầu gừng là một trong những liều thuốc tự nhiên tốt nhất cho đau bụng, khó tiêu, tiêu chảy, co thắt và đau dạ dày. Tinh dầu gừng cũng có tác dụng như là một liều thuốc tự nhiên để điều trị nôn và ói mửa.
Tinh dầu gừng còn được chứng mình là có khả năng làm lành các về loét bao tử gây ra bởi ethanol lên đến 85%. Các thí nghiệm lâm sàng cũng cho thấy khi uống tinh dầu gừng các tổn thương do ethanol gây ra như hoại tử, xuất huyết, bào mòn thành dạ dày giàm đáng kể.(1) 
Hít tinh dầu gừng cũng làm giảm bớt căng thẳng, giảm buồn nôn sau khi phẫu thuật và có khả năng giảm đau ngay sau khi phẫu thuật. (2,3)
2. Chữa nhiễm trùng
Tinh dầu gừng là một chất khử trùng, nó khử những vết nhiễm trùng bị gây ra bởi vi khuẩn, bao gồm cả nhiễm trùng đường ruột, kiết lỵ do vi khuẩn và ngộ độc thực phẩm.(4)
Tinh dầu gừng cũng có tác dụng chống bệnh sốt rét do muỗi lây nhiễm. Sốt rét gây ra các triệu chứng thông thường bao gồm sốt, mệt mỏi, nôn mửa và nhức đầu; trong trường hợp nặng có thể gây vàng da, co giật, hôn mê hoặc tử vong.


3. Hỗ trợ các vấn đề hô hấp
Tinh dầu gừng có khả năng loại bỏ đờm khỏi cổ họng và phổi, ngoài ra nó còn có thể trị cảm lạnh, cảm cúm, trị ho, trị hen suyễn, là phương thuốc tự nhiên để khắc phục viêm phế quản và hỗ trợ thở. Do đặc tính kháng viêm của tinh dầu gừng, nó làm giảm sưng trong phổi và  giúp mở đường thở.(5,6) 

4. Giảm viêm
Viêm, là một hiện tượng bình thường trong một cơ thể khỏe mạnh phản ứng lại để làm lành các vết thương. Tuy nhiên khi hệ miễn dịch của cơ thể hoạt động quá mức thì nó bắt đầu tấn công các tế bào khỏe mạnh của cơ thể và gây sưng tấy, đau đớn và khó chịu. Viêm bất thường là nguồn gốc của nhiều bênh, như hội chứng ruột kích thích, đau cơ, gây tổn thương ruột non. Để điều trị các bệnh này thì điều cần làm là sử dụng các thực phẩm có khả năng kháng viêm để cắt giảm phản ứng của hệ miễn dịch. Zingibain có trong tinh dầu gừng là thành phần quan trọng cho khả năng kháng viêm, giảm đau, xử lý các cơn đau cơ, viêm khớp và giảm đau nữa đầu. Một chứng minh khoa học trên tạp chí y khoa của Ấn độ chứng minh rằng, ngoài khả năng giảm đau, tinh dầu gừng còn cung cấp khả năng kháng oxi hóa rất tốt và nhạy cảm với các cơn đau. Nó có thể sử dụng để hấp thu các gốc tự do và giảm đáng kể tình trạng viêm cấp tính. (7,8,9)

5. Tăng cường sức khỏe tim mạch
Tinh dầu gừng có khả năng làm giảm hàm lượng cholesterol và giảm đông tụ máu, nó có khả năng hỗ trợ trị bệnh tim, trị đông tụ ở các mạch máu nguyên nhân dẫn tới đau tim và đột quỵ. Ngoài khả năng làm giảm nồng độ cholesterol, dầu gừng còn có khả năng tăng cường chuyển hóa mỡ, giùm làm giảm nguy cơ bệnh tim mạch và tiểu đường.(10,11) 


6. Hàm lượng các chất kháng oxi hóa cao
Rễ gừng chứa hàm lượng cao các chất kháng oxi hóa. Các chất kháng oxi hóa là những chất có thể kháng lại những dạng tổn thương tể bào, đặc biệt là do bị oxi hóa. Các bệnh thường gặp do tổn thương bởi oxi hóa tể bào như bệnh tim mạch, mất trí nhớ và ung thư. Các gốc tự do là một trong những hợp chất oxi hóa mạnh và nó thường gây nên căng thẳng, đau nửa đầu, và tinh dầu gừng giúp “ăn cắp” các điện tử tự do qua đó làm triệt tiêu khả năng oxi hóa của các gốc tự do. (12, 13, 14)
Gần đây, một nghiên cứu y khoa đã chứng mình được rằng hai hợp chất [6]-gingerol and zerumbone có trong tinh dầu gừng có khả năng làm giảm phản ứng oxi hóa trong tể bào ung thư bằng cách lấn át CXCR4, một phân tử thu nhận protein cung cấp sự sống cho các tể bào ung thư  tuyền tụy, phổi, thận và da và HIV (15). Ngoài ra, tinh dầu gừng đã được thử nghiệm thành công trong việc ức chế sự phát triển của các tể bào ung thư da trên chuột.

7. Sử dụng như một chất kích dục tự nhiên
Tinh dầu gừng tăng cường khả năng ham muốn tình dục. Nó có thể sử dụng đề điều trị việc giảm ham muốn tình dục, bất lực, rối loạn chức năng cương dương đến từ các nguyên nhân vật lý hoặc tâm lý. Bởi vì tính chất làm nóng và kích thích, nó giúp làm giảm căng thẳng, mang lại cảm xúc tự tin, loại bỏ sự nghi ngờ và cảm giác tự ti. (16, 17)

8. Giảm lo âu
Khi sử dụng trong trị liệu mùi hương, tinh dầu gừng có khả năng làm giảm lo lắng, trầm cảm và kiệt sức. Khả năng làm ấm của tinh dầu gừng có thể hỗ trợ cho giấc ngủ, giúp kích thích lòng dũng cảm và thư thái, giúp loại bỏ cảm giác sợ hãi, bị bỏ rơi, thiếu tự tin và thiếu động lực. (18)


9. Giảm đau cơ bắp và đau do kinh nguyệt
Bởi trong tinh dầu gừng có chứa các chất giảm đau như zingibain, nó có khả năng làm giảm các cơn đau như đau bụng do kinh nguyệt, đau đầu, đau lưng, đau nhức. Các nghiên cứu chứng minh rằng hấp thụ 1 hoặc 2 giọt tinh dầu gừng mỗi ngày thì có tác dụng giảm đau tốt hơn các thuốc giảm đau thông thường bởi vì khả năng giảm viêm và tăng cường khả năng lưu thông. (19)

10. Cải thiện chức năng gan
Bởi vì khả năng kháng oxi hóa của tinh dầu gừng và khả năng bảo vệ các chức năng gan, nó đượ chứng minh là có khả năng điệu trị bệnh gan nhiễm mỡ do cồn, nguyên nhân dẫn tới sơ gan và ung thư gan.(20)


Tài liệu tham khảo:
  1. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/24756059
  2. http://citeseerx.ist.psu.edu/viewdoc/download?doi=10.1.1.499.1069&rep=rep1&type=pdf,
  3. http://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S0962456206000051
  4. http://aac.asm.org/content/51/5/1859.short
  5. http://journals.lww.com/anesthesia-analgesia/Abstract/2013/09000/Aromatherapy_as_Treatment_for_Postoperative.10.aspx ,
  6.  http://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S0944711305001248
  7. http://www.academicjournals.org/journal/AJMR/article-abstract/7614D2C14051
  8. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2876930/ , 
  9. http://imsear.li.mahidol.ac.th/handle/123456789/147961
  10. http://jn.nutrition.org/content/130/5/1124.short,
  11. http://www.tandfonline.com/doi/abs/10.1080/09712119.2011.558612 
  12. http://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S030881460600481X 
  13. https://academic.oup.com/ps/article/88/10/2159/1569335/Effects-of-ginger-root-Zingiber-officinale 
  14. http://onlinelibrary.wiley.com/doi/10.1111/j.1365-2621.1993.tb06194.x/full
  15. http://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S027869150600322X 
  16. http://www.academicjournals.org/journal/JMPR/article-abstract/AF8C2DE24556 , 
  17. http://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S0378874198000269 
  18. http://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S0278691500000193 
  19. http://www.sciencedirect.com/science/article/pii/030698779290059L 
  20. http://pubs.acs.org/doi/abs/10.1021/jf403523g , 



EmoticonEmoticon