Thứ Tư, 20 tháng 12, 2017

5 TÁC DỤNG CỦA TINH DẦU BẠC HÀ ĐỐI VỚI TRẺ NHỎ

Tinh dầu Bạc Hà được chưng cất từ lá Bạc Hà. Nó mang lại cảm giác mát lạnh và làm dịu cơ thể của trẻ. Tinh dầu Bạc Hà có thể dùng bôi lên da, ngửi hoặc uống.
Tinh dầu bạc hà (Peppermint)
Lợi ích mà nó mang lại cho trẻ em rất nhiều. Không chỉ là hương ưa thích ở các viên kẹo, mà nó còn tác động mạnh mẽ đến các giác quan. Tinh dầu Bạc Hà đã được nguời Ai Cập, Trung Quốc sử dụng như một loại dược liệu từ rất lâu. Hôm nay, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu về 5 tác dụng thường thấy của tinh dầu Bạc Hà đối với trẻ nhỏ và các mẹo để sử dụng đúng cách nhé
Thông mũi, giảm đau họng.
Khi trẻ bị ngạt mũi, hãy cho trẻ ngửi tinh dầu bạc hà khuếch tán. Ngay lập tức, cảm giác khó chịu vì ngạt mũi của trẻ sẽ mất đi. Cách này cũng có công dụng khi trẻ bị viêm họng. Tinh dầu bạc hà còn được coi là một chất có khả năng làm tan đàm. Hỗ trợ chữa trị cảm lạnh, ho, viêm phế quản, hen suyễn và viêm xoang.
Tinh dầu Bạc Hà có thể uống được, nên bạn có thể pha trà chanh gừng cùng đường phèn và 1 – 2 giọt tinh dầu Bạc Hà để tăng hiệu quả giảm ho, tan đờm ở trẻ và còn tang them hương vị giúp trẻ dễ uống hơn.
Nguyên nhân chính dẫn tới đau họng là do vi khuẩn

Trị gàu.
Hẳn trên thị trường, các nhãn hiệu dầu gội đầu đa phần đều có tinh dầu bạc hà trong công thức của họ. Không phải chỉ để cho có mùi thơm sảng khoái đâu. Mà tinh dầu Bạc Hà thật sự có khả năng trị gàu. Nếu trẻ bị gàu, hãy them vào 2 – 3 giọt tinh dầu Bạc Hà vào dầu gội đang dùng của trẻ. Bên cạnh đó việc gội đầu với tin dầu Bạc Hà vào buổi sang còn kích thích trí óc của bé vào buổi sáng.
Cải thiện tập trung.
Nếu trẻ gặp khó khăn khi tập trung vào việc học, hãy thử xịt một ít tinh dầu Bạc Hà vào quần áo của trẻ trước khi bắt đầu học. Bạn cũng có thể cải thiện độ tập trung của trẻ bằng cách nhỏ một giọt dầu bạc hà trên lưỡi hoặc dưới mũi của trẻ.
Làm dịu chỗ ngứa.
Với những vết ngứa do côn trùng đốt hoặc những vết ban – sử dụng một chút tinh dầu Bạc Hà trộn với tinh dầu Hoa Oải Hương có thể giúp làm mát da và dịu vết ngứa cho trẻ. Bên cạnh đó con giảm sưng ở các vết đốt của côn trùng bởi vì tinh dầu Bạc Hà và tinh dầu Hoa Oải Hương còn có khả năng diệt khuẩn.

Giảm sốt
Do hiệu ứng làm mát của tinh dầu Bạc Hà, nên nó được dùng như một liệu pháp tự nhiên để hạ sốt ở trẻ em. Bạn có thể dùng tinh dầu Bạc Hà để giảm sốt cho trẻ bằng cách pha dầu Bạc Hà và dầu dừa, chà xát lên cổ và gan bàn chân của trẻ. Đây là một chất ổn định tự nhien rất tuyệt vời và có hiệu quả hạt sốt cho trẻ em thay vì sử dụng các loại thuốc hạ sốt như aspirin.

Lưu ý:
Tuy rằng tinh dầu Bạc Hà có nhiều tác dụng tốt cho trẻ em, nhưng chỉ được sử dụng cho trẻ từ 30 tháng tuổi trở lên. Không nên sử dụng cho trẻ sơ sinh.
Sử dụng một lượng vừa phải tinh dầu Bạc Hà cho trẻ vì chất menthol có trong Bạc Hà khi tiếp xúc một lượng lớn ở gan bàn chân của trẻ có thể dẫn đến buồn nôn.
Mong rằng với những thông tin trên đã gợi ý được cho bạn những phương pháp để chăm sóc cho trẻ. Hãy đón đọc những bài viết khác ở trang http://aotavia.vn nhé.

Tài liệu tham khảo:
Richa, Health Benefit, “Parenting Healthy Babies”, May 4 2017, <https://parentinghealthybabies.com/11-must-know-benefits-peppermint-oil-kids/>



Read More

Chủ Nhật, 10 tháng 12, 2017

Các cách sử dụng tinh dầu bạc hà cay (Peppermint)

Tinh dầu bạc hà vơi thành phần chính là menthol (35–45%) and menthone (10–30%) thường được sử dụng để làm giảm đau, làm sạch hơi thở, cải thiện khả năng tập trung, làm sạch đường hô hấp, tăng năng lượng, và làm cơ bắp thư giãn... 
Tinh dầu bạc hà cay, thường được chiết xuất từ phần trên mặt đất bằng phương pháp chưng cất
Tinh dầu peppermint thường được sử dụng theo các cách sau:

Cách 1. Giảm đau cơ, đau lưng bằng cách trộn tinh dầu bạc hà với dầu nền như dầu dừa để massage. 
Đau mỏi cơ bắp khi hoạt động sai tư thế
Cách 2. Peppermint có khả năng long đờm và trị cảm lạnh, ho, viêm xoang, hen suyễn, viêm phế quản.
Cách 3. Trị đau khớp: sử dụng trực tiếp tinh dầu bạc hà (hoặc kết hợp với lavender) xoa bóp trực tiếp lên chỗ đau, nó có tác dụng như chườm đá nhưng bạn không bị cóng và ướt. 
Đau khớp thường xảy ra cho người lớn tuổi hoặc người vận động nhiều
Cách 4. Dùng chung với dầu gội đầu bằng cách cho 1-2 giọt tinh dầu vào mỗi lần gội, việc này giúp cho bạn có cảm giác thư thái hơn khi tắm gội và nó cũng làm tăng năng lượng cho bạn. 
Cách 5. Giảm sốt - tinh dầu bạc hà có tác dụng làm lạnh tự nhiên, nên có thể dùng tinh dầu peppermint trộn với dầu dừa để làm dầu matxa hạ nhiệt.
Cách 6. Làm nước súc miệng với công thức: 5 giọt tinh dầu bạc hà, 5 giọt tinh dầu tràm trà, 500ml nước cất. Mỗi lần súc miệng nhớ lắc đều và chỉ dùng khoảng 20ml để súc miệng trong 30s và nhổ bỏ (không được nuốt).

Nước xúc miệng với tinh dầu bạc hà và tràm trà


Cách 7. Làm kem đánh răng tại nhà với 15g dầu dừa + 15g Baking soda + 1 ml tinh dầu bạc hà.
Nguyên liệu cho kem đánh răng gồm: dầu dừa, tinh dầu bạc hà, và baking soda

Read More

Thứ Bảy, 2 tháng 12, 2017

Kinh nghiệm sử dụng tinh dầu phòng ngừa đau họng mùa lạnh


Hàng năm, cứ mỗi dịp mùa thu về, dịp Noel là thời tiết thật mát mẻ và dễ chịu. Tuy vậy, đây cũng là thời gian mà các bệnh liên quan tới đường hô hấp phát triển mạnh. Sau đây chúng tôi xin chia sẻ kinh nghiệm sử dụng tinh dầu để phòng chống cảm lạnh của chúng tôi và hi vọng cũng có thể hữu ích cho các bạn.

I. Phòng bệnh cảm

1. Dùng tinh dầu sả


Hình 1. Tinh dầu sả chanh. Nguyên liệu từ Tiền Giang. Phương pháp chưng cất phân đoạn đạt chuẩn thực phẩm và dược phẩm



a. Bỏ tinh dầu sả vào đèn xông

Chúng tôi sử dụng tinh dầu sả để phòng bệnh cảm. Vì thời gian bận rộn, chúng tôi bỏ tinh dầu vào đèn xông và để trong phòng (không cần bật đèn xông, để cả ngày trong phòng kín). Tinh dầu sẽ thoát ra từ từ, dù chỉ thoang thoảng (do là tinh dầu hoàn toàn tự nhiên) nhưng có hiệu quả rất lớn trong việc tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh trong không khí và gia tăng sức đề kháng của bạn.(1,2) Tinh dầu sả cũng giúp tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh trong đường hô hấp các bạn.

b. Dùng khăn giấy có tẩm tinh dầu sả.

Bạn cũng có thể bỏ tinh dầu sả và một mảnh giấy hoặc miếng bông gần đầu giường các bạn ngủ. Tinh dầu

II. Khi có dấu hiệu bị cảm

1. Dùng tinh dầu gừng


Hình 2. Tinh dầu gừng có nguồn gốc từ Đaklak. Trồng theo quy trình sạch. Chưng cất phân đoạn.

a. Khẩu trang có tinh dầu gừng

Nếu không may bạn ngủ dậy và thấy họng mình hơi rát, đau. Bạn đã bị triệu chứng cảm/cúm.  Như bản thân mình, chúng tôi thường dùng tinh dầu gừng. Một cách rất hữu hiệu, bạn hãy nhỏ 1-2 giọt tinh dầu gừng lên bên ngoài khẩu trang và đeo chúng. Kinh nghiệm sử dụng của chúng tôi cho thấy rằng tinh dầu gừng có thể bám trên khẩu trang cho quảng đường 40 km. Và rất hầu như triệu trứng đau họng của bạn tan biến khi bạn đeo khẩu trang có chứa tinh dầu gừng khoảng 40 phút.

b. Trà gừng

Bạn hãy nhỏ 1-2 giọt tinh dầu vào ly trà nóng và thưởng thức. Tinh dầu gừng sẽ giúp tiêu diệt hiệu quả các vi khuẩn trong hệ hô hấp của các bạn. (3)

Note: Các bạn có thể sử dụng các tinh dầu khác như tinh dầu tràm gió. Những điều trên là kinh nghiệm của bản thân tác giả đã sử dụng.

Tài liệu tham khảo


1. http://www.jonnsaromatherapy.com/pdf/Burt_Essential_Oils_A_Review_2004.pdf
2. https://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S1995764510601290
3. http://naturalingredient.org/wp/wp-content/uploads/003_ginger.pdf


Read More

Thứ Bảy, 8 tháng 4, 2017

Những trường hợp không nên sử dụng tinh dầu tràm gió

Tinh dầu tràm gió có tới 13 công dụng khác nhau, nhưng cũng cần chú ý khi sử dụng tinh dầu tràm gió.
Một vài loại thuốc không có tác dụng tức thời mà phải trải qua quá trình biến đổi tại gan như bị bẻ gãy hoặc chuyển đổi thành chất khác. Và tinh dầu tràm gió, do nó có khả năng kích thích các tuyến nội tiết và qua đó nó có thể làm giảm tốc độ chuyển hóa các hoạt chất có trong thuốc uống tại gan. Do đó, khi dùng tinh dầu tràm gió kèm với các loại thuốc mà chúng cần được chuyển hóa tại gan thì các tiền chất lưu giữ tại gan với thời gian lâu hơn, dẫn tới có các tác dụng phụ hoặc các tác dụng phụ nhiều hơn. Vì vậy, bạn không nên dùng tinh dầu tràm gió khi đang dùng các loại thuốc trong các nhóm sau:
Nhóm thuốc thần kinh: amitriptyline (Elavil) - thường có trong các thuốc điều trị thần kinh như trầm cảm, clozapine (Clozaril)  - thuốc hướng thần kinh), , desipramine (Norpramin) - thuốc chồng trầm cảm, donepezil (Aricept) - thuốc hướng tâm thần, Thuốc fluoxetine được sử dụng để điều trị trầm cảm, hoảng loạn, rối loạn ám ảnh cưỡng chế, một số rối loạn ăn uống (ăn vô độ), và một dạng nặng của hội chứng tiền kinh nguyệt, olanzapine (Zyprexa) - thuốc điều trị tâm thần phân liệt và rối loạn lưỡng cực.
Nhóm thuốc tim mạch: flecainide (Tambocor) - thuốc điều hòa rối loạn nhịp tim), metoprolol (LopressorToprol XL) - thuốc điều trị đau thắt ngực, suy tim, và tăng huyết áp.

Nhóm thuốc giảm đau: Codeine –  một loại thuốc giảm đau nhóm opioid,  fentanyl (Duragesic) – thuốc giảm đau dùng trong phẫu thuật và hậu phẫu, fluoxetine (Prozac), meperidine (Demerol) - thuốc giảm đau, methadone (Dolophine)  - thuốc giảm đau, có tác dụng gây nghiện, ondansetron (Zofran) (thuốc  ngăn ngừa buồn nôn trong điều trị ung thư bằng phương pháp hóa trị và xạ trị), tramadol (Ultram) (thuốc giảm đau gây nghiện, trazodone (Desyrel).

Theo
http://www.rxlist.com và https://hellobacsi.com 
Read More

13 Tác dụng của tinh dầu tràm gió

Tinh dầu tràm gió được chiết xuất từ lá và cành non của cây tràm gió (Cajuput tree có tên khoa học là Melaleuca Cajuput ), các hợp chất chính có chứa trong tinh dầu tràm gió là 1,8-Cineole 44.8%– 60.2%, Alpha-Terpineol 5.9%– 12.5%, Limonene 4.5%– 8.9%, Beta-Caryophyllene 3.8%– 7.6%. Do có các hoạt chất trên nên tinh dầu tràm gió có rất nhiều công dụng như làm chất khử trùng, thông mũi, giảm đau,... 

1. Chất khử trùng
Tinh dầu tràm gió có thể ngăn ngừa viêm nhiễm, có thể sử dụng như một chất diệt khuẩn, kháng Virus, và ngừa nấm. Dầu tràm có thể được bôi trực tiếp lên vết cắt hoặc vết thương hở để giữ sạch và tránh bị nhiễm trùng.
Khi bị vết thương gây ra bởi sắt gỉ, bạn hãy nhanh chóng bôi tinh dầu tràm gió lên vết thương để ngăn ngừa uốn ván, sau đó hãy tới bệnh viện gần nhất để chích ngừa uốn ván.
Tinh dầu tràm gió cũng có khả năng bảo vệ bạn khỏi virut cúm và các bệnh truyền nhiễm như dịch tả và thương hàn.

2. Thông mũi
Cũng như tinh dầu khuynh diệp, tinh dầu tràm gió cũng có tác dụng nhanh chóng trong việc thông mũi và cổ họng khi bạn bị nghẹ nhầy mũi. Ngoài ra tinh dầu tràm gió còn có thể làm giảm ho, ngăn ngừa nhiễm trùng đường hô hấp, làm dịu viêm thanh quản, viêm phế quản và viêm họng.

3. Liệu pháp mùi hương
Sử dụng máy khuếch tán để phát tán mùi hương của tinh dầu tràm gió có thể giúp cơ thể thỏa mái, giảm lo âu. 

4. Cải thiện khả năng tuần hoàn
Do khả năng làm ấm tinh dầu tràm gió sẽ thúc đẩy tuần hoàn và cải thiện chức năng của các bộ phận trong cơ thể và kích thích tiết ra các nội tiết tố quan trọng, thúc đầu trao đổi chất. Ngoài ra, tinh dầu tràm có khả năng thúc đẩy bài tiết qua tuyến mồ hôi qua đó loại bỏ được các chất độc trong cơ thể bạn.

5. Giảm đau
Tinh dầu tràm gió là một thuốc giảm đau tự nhiên, nó có thể làm giảm cảm giác đau đớn. Nó có thể được sử dụng trực tiếp lên vùng bị đau hoặc là uống hoặc hít vào. Nếu bạn bị đau răng hoặc lợi bạn có thẻ sử dụng trực tiêp và sẽ thấy hiệu quả ngay lập tức. Nếu bạn bị đau đầu mà không muốn dùng thuốc (aspirin) bạn có thể dùng tinh dầu tràm massage trực tiếp lên trán, đây là cách có hiệu quả mà không làm hại đến gan của bạn. Bạn cũng có thể sử dụng dầu tràm để uống với nồng độ loãng với sự chỉ dẫn của bác sĩ để làm giảm đau nhức khớp do cảm lạnh và sốt.

6.Viêm khớp
Đối với những người bị viêm thấp khớp hoặc là đau khớp, có thể sử dụng tinh dầu tràm gió trộn với kem dưỡng da hoặc thuốc mỡ để massage trực tiếp lên vùng khớp bị đau dể giúp giảm đau và giảm viêm. Hoặc có thể nhỏ vài giọt vào bồn tắm nước ấm và ngâm mình trong đó để giảm đau.

7.Giảm chứng chuột rút
Tinh dầu tràm có thể làm giảm chứng chuột rút. Ngoài ra, nhỏ một vài giọt tinh dầu tràm vào dầu mang và massage lên các vùng cơ sau khi tập luyện thể thao sẽ làm giảm đau cơ, giảm viêm và làm dịu đau quặn.

8. Giảm sốt
Tinh dầu tràm có khả năng làm giảm sốt theo hai cơ chế, thứ nhất nó chống lại nhiễm trùng và lây nhiễm nguyên nhân dẫn tới nhiệt độ cơ thể tăng, thứ 2 nó kích thích tuyến mồ hôi qua đó làm nhiệt độ cơ thể bạn giảm xuống.

9. Loại bỏ đầy hơi (khí)
Đầy hơi thì thường gây đau đớn, khó chịu và xấu hổ. Tinh dầu tràm có thể hoạt động như một thuốc tống khí, nó không những loại bỏ khí ngay mà còn ức chế sự hình thành khí trong ruột của bạn.
Tinh dầu tràm cũng là một chất trợ tiêu hóa rất tốt, nó kích thích các enzyme trong hệ tiêu hóa để tiêu hóa thức ăn nhanh chóng hơn và hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn. Nó giúp ngăn ngừa các bệnh về đường tiêu hóa như đau bụng, khó tiêu, kiết lỵ, viêm ruột.

10. Chăm sóc da
Tinh dầu tràm là một chất kháng khuẩn tốt nên nó ngăn ngừa nhiễm trùng trên da, không những vậy nó còn giúp da bạn trở nên sáng rạng rỡ.

11. Trị viêm và ghẻ
Tinh dầu tràm pha trộn với dầu mang dùng để massage là một biện pháp rất tốt để trị và chống nhiễm nấm da, ghẻ, hoặc các vấn để về nấm da khác.

12. Thuốc chống côn trùng
Tinh dầu tràm là cách tốt nhất để làm cho muỗi tránh xa bạn, bằng cách sử dụng tinh dầu tràm được pha loãng với dầu mang và trà lên vùng da để ngăn cản côn trùng cắn hoặc muỗi trích. Hoặc bạn có thể pha với nước và cho vào bình xịt để đuổi muỗi ra khỏi phòng của bạn.

13.Giun đường ruột

Nếu bạn bị dị ứng với một thành phần nào đó trong thuốc trị gium thì việc uống tinh dầu tràm với nồng độ loãng trong nước ấm có khả năng loại trừ giun trong ruột của bạn. 

Tham khảo:
Read More

Thứ Tư, 22 tháng 3, 2017

Tuyệt đối không được sử dụng gừng khi bạn có những triệu chứng sau...

Gừng là cây hạt kín, nó xuất hiện phổ biến tại khu vực Nam Á, nó có tên khoa học là Zingiber và thuộc họ Zingiberaceae.  Gừng có chứa nhiều dưỡng chất, các hoạt chất sinh học (1)  nên nó có nhiều tác dụng tốt lên các bộ phận khác nhau của cơ thể. Nó có thể được sử dụng như là gia vị trong các món ăn, hoặc như là một vị thuốc cổ truyền.

Do gừng có tác dụng đặc biệt đối với hệ tiêu hóa (hầu hết các bệnh đều bắt nguồn từ hệ tiêu hóa*), nên gừng được dân gian coi là một vị thuốc trị bách bệnh. Do nó có chứa hàm lượng enzyme cao nên nó có khả năng hỗ trợ tiêu hóa thực phẩm và loại bỏ chất độc ra khỏi cơ thể. (2,3,4) 
Mặc dù, gừng có rất nhiều công dụng tốt đối với cơ thể nhưng nó được khuyến cáo là không được phép sử dụng trong các trường hợp sau:

Rối loạn đông máu (hemophilia or blood disorder)
Như trong bài trước, gừng làm tăng tuần hoàn máu, tăng lưu lượng máu nên nó rất tốt cho những người bị béo phì và tiểu đường, bệnh Raynaud, hoặc bệnh động mạch ngoại biên (PAD), tuy nhiên những người bị rối loạn đông máu thì tuyệt đối tránh xa gừng.
Rối loạn đông máu là bệnh lý do rối loạn di truyền và rất hiếm gặp, người bị bệnh thì bị thiếu tiểu cầu do đó chỉ bị một vết cắt rất nhỏ cũng có thể dẫn tới bị chảy máu không ngừng và có thể dẫn tới tử vong.
Những người bị bệnh này thường dùng thuốc để kích thích máu đông. Và gừng lại có tác dụng với những loại thuốc này, điều này sẽ làm trầm trọng hơn bệnh lý này gây ra xuất huyết dẫn tới tử vong. (5) 

Những người đang sử dụng một số loại thuốc
Những người đang sử dụng thuốc huyết áp cao và thuốc cho bệnh tiểu đường thì sẽ có nguy cơ vì gừng có thể phản ứng với một số thành phần trong thuốc và thay đổi tác dụng của chúng lên cơ thể.
Sự kết hợp giữa gừng và thuốc chống máu đông, hoặc thuốc ức chế Beta trong điều trị tim mạch và thuốc insulin có thể là rất  nguy hại cho người sử dụng. Cụ thể, gừng kích thích làm loãng máu và làm giảm áp suất của máu, và những tính chất này làm giảm tác dụng của các thuốc sử dụng.(6,7,8) 

Những người thiếu cân
Nếu bạn muốn tăng cân, bạn không nên ăn gừng và các chất bổ xung từ gừng vì nó có chứa hàm lượng các chất xơ cao và làm tăng pH của dạ dày và kích thích các enzyme tiêu hóa. Do đó nó dẫn tới tăng việc đốt cháy mỡ và giảm nhu cầu ăn uống, nó dẫn tới giảm cân, rối loại kinh nguyệt, rụng tóc và giảm cơ bắp.(9,10)

Phụ nữ mang thai
Gừng có nhiều chất kích thích hỗ trợ sức khỏe của cơ và giúp tăng cường tiêu hóa. Tuy nhiên, việc sử dụng gừng khi mang thai thường dẫn tới các cơn co thắt và sanh non, đặc biệt là trong 3 tháng cuối cùng của thai kỳ. Ngoài ra, việc sử dụng gừng còn dẫn tới khả năng loại bỏ các vitamin hòa tan trong chất béo và sắt là những chất dinh dưỡng rất cần thiết cho bà mẹ và thai nhi. (11, 12, 13, 14)  

Lược dịch theo http://naturalcureshouse.com
Phiên bản tiếng Anh vui lòng vào đây

Tài liệu tham khảo
  1. http://www.academicjournals.org/journal/JMPR/article-abstract/E20541A22403;
  2. http://europepmc.org/abstract/med/10178636;
  3. https://www.ajol.info/index.php/ajtcam/article/view/56689 ;
  4. http://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S027869150600322X;
  5. http://onlinelibrary.wiley.com/doi/10.1002/pbc.22160/full
  6. http://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S0167527307016853 ; 
  7. http://journals.lww.com/cardiovascularpharm/Abstract/2005/01000/Ginger_Lowers_Blood_Pressure_Through_Blockade_of.13.aspx ; 
  8. http://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S0952327897905871
  9. http://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S0002934305002007;
  10. http://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S0002934305002007
  11. http://journals.lww.com/greenjournal/Abstract/2005/04000/Effectiveness_and_Safety_of_Ginger_in_the.27.aspx
  12. http://online.liebertpub.com/doi/abs/10.1089/acm.2008.0406
  13. http://search.proquest.com/openview/b4435f17def4bad50dee7e128173cc3c/1?pq-origsite=gscholar&cbl=32528
  14. http://journals.lww.com/greenjournal/Abstract/2001/04000/Ginger_for_Nausea_and_Vomiting_in_Pregnancy_.17.aspx


Read More

Thứ Hai, 20 tháng 3, 2017

Các làm tinh dầu gừng tại nhà

Đã từ lâu, gừng là một loại gia vị không thể thiếu trong bữa ăn của người Việt Nam. Bên cạnh đó, tinh dầu gừng cũng được biết đến với rất nhiều tác dụng tuyệt vời trong cả sức khỏe lẫn làm đẹp. Vậy thì,  làm sao để có thể tự mình làm ra tinh dầu gừng tại nhà? Hãy cùng tìm hiểu một cách làm đơn giản để chiết xuất tinh dàu gừng qua bài viết dưới đây nhé.
Tinh dầu gừng được ví như huyết mạch của củ gừng, là những gì tinh túy nhất mà củ gừng sở hữu, nghe có vẻ khá phức tạp nhưng để chiết xuất ra được chúng thì không hề khó khăn như mọi người tưởng tượng. Cách làm như sau:

Chuẩn bị nguyên liệu để làm tinh dầu gừng

  • 100g gừng tươi (gừng càng tươi thì càng thu được nhiều tinh dầu gừng)
  • 50-100ml dầu ăn (dầu dừa, dầu hạt cải hoặc dầu oliu đều được)
  • Chảo

Cách làm tinh dầu gừng tại nhà

Việc đầu tiên là bạn cần phải đi chợ để chọn mua gừng, gừng được chọn là gừng còn tươi và già. Không nên chọn gừng bị héo về để làm tinh dầu gừng vì chúng cho ra rất ít tinh dầu.
Gừng sau khi mua về thì rửa sạch, sau đó bạn cạo sạch lớp vỏ bên ngoài rồi thái thành miếng mỏng. Sau đó đem giã hoặc xay nhuyễn để vắt lấy nước cốt nguyên chất của gừng tươi, bạn cố gắng vắt được càng nhiều càng tốt nhé, và đặc biệt là không nên cho thêm nước vào để vắt nước cốt gừng.
Sau đó, bạn đặt cái chảo lên bếp, chờ chảo nóng thì cho phần dầu thực vật mà bạn đã chuẩn bị từ trước vào. Khi dầu ăn bắt đầu sủi tăm thì bạn cho nước cốt gừng đã vắt lúc nảy vào, khuấy đều và đun sôi.
Khi hỗn hợp đã sôi nhất định. Bạn tắt bếp, chờ cho hỗn hợp nguội đi. Cuối cùng bạn cho vào lọ, đậy nắp cẩn thận rồi bảo quản để dùng dần.
Tinh dầu gừng là loại dễ bay hơi cho nên chúng ta phải kết hợp chúng với dầu thực vật khác để có thể giữ được chúng lâu dài nhất. 

Lưu ý khi làm tinh dầu gừng tại nhà

  • Vì còn tùy vào chất lượng gừng mà bạn mua về sẽ thu được bao nhiêu nước cốt gừng khi vắt nên bài viết này mình chỉ đưa ra tỷ lệ ước chừng, nhưng thường cứ 15ml nước cốt gừng thì bạn đông khoảng 50ml dầu thực vật là được.
  • Về việc chọn dầu để làm dầu gừng, các bạn nên chọn dầu thực vật nguyên chất. Tốt nhất là bạn nên chọn những loại dầu có điểm nóng càng cao càng tốt như dầu dừa chẳng hạn.

Cách sử dụng tinh dầu gừng

Tinh dầu gừng có thể giúp hỗ trợ chữa nhiều loại bệnh mà chúng ta thường gặp phải hàng ngày rất hiệu quả. Bạn có thể sử dụng tinh dầu gừng để hỗ trợ chữa các triệu chứng sau: viêm họng, tiêu chảy, ợ hơi, khó tiêu, đau thấp khớp, chóng mặt, nôn mửa, yếu sinh lí hay thậm chí bạn cũng có thể dùng tinh dầu gừng để tăng thêm phần can đảm cho bản thân.
Ở những phụ nữ sau khi sinh thường xuyên phải đối mặt với tình trạng rụng tóc nhiều, các chị có thể sử dụng tinh dầu gừng để massage đều đặn và nhẹ nhàng lên chân tóc thường xuyên cũng giúp cải thiện tình trạng này rất hiệu quả.

Trên đây là cách chiết xuất tinh dầu gừng với sử dụng dầu nền là dầu dừa ( đây được coi như là dung môi hòa tan tinh dầu) chính vì vậy mà bạn không thể thu nhận được tinh dầu tinh khiết. Và việc có mặt của dầu nền dẫn tới một số ứng dụng của tinh dầu gừng không thể thực hiện được. Vì vậy, bạn nên sở hữu cho mình một chai tinh dầu gừng nguyên chất để trải nghiệm những tác dụng tuyệt vời của tinh dầu gừng. Bạn cũng có thể sở hữu một chai tinh dầu gừng tinh khiết bằng cách làm tại nhà, trong bài viết sau bạn sẽ học được quy trình chiết xuất tinh dầu gừng tinh khiết trên quy mô nhỏ với các dụng cụ thủy tinh. Nếu muốn sở hưu ngay một chai tinh dầu gừng, bạn có thể vào trang tinh dầu Aotanica, hoặc Facebook


Read More