Thứ Tư, 22 tháng 3, 2017

Tuyệt đối không được sử dụng gừng khi bạn có những triệu chứng sau...

Gừng là cây hạt kín, nó xuất hiện phổ biến tại khu vực Nam Á, nó có tên khoa học là Zingiber và thuộc họ Zingiberaceae.  Gừng có chứa nhiều dưỡng chất, các hoạt chất sinh học (1)  nên nó có nhiều tác dụng tốt lên các bộ phận khác nhau của cơ thể. Nó có thể được sử dụng như là gia vị trong các món ăn, hoặc như là một vị thuốc cổ truyền.

Do gừng có tác dụng đặc biệt đối với hệ tiêu hóa (hầu hết các bệnh đều bắt nguồn từ hệ tiêu hóa*), nên gừng được dân gian coi là một vị thuốc trị bách bệnh. Do nó có chứa hàm lượng enzyme cao nên nó có khả năng hỗ trợ tiêu hóa thực phẩm và loại bỏ chất độc ra khỏi cơ thể. (2,3,4) 
Mặc dù, gừng có rất nhiều công dụng tốt đối với cơ thể nhưng nó được khuyến cáo là không được phép sử dụng trong các trường hợp sau:

Rối loạn đông máu (hemophilia or blood disorder)
Như trong bài trước, gừng làm tăng tuần hoàn máu, tăng lưu lượng máu nên nó rất tốt cho những người bị béo phì và tiểu đường, bệnh Raynaud, hoặc bệnh động mạch ngoại biên (PAD), tuy nhiên những người bị rối loạn đông máu thì tuyệt đối tránh xa gừng.
Rối loạn đông máu là bệnh lý do rối loạn di truyền và rất hiếm gặp, người bị bệnh thì bị thiếu tiểu cầu do đó chỉ bị một vết cắt rất nhỏ cũng có thể dẫn tới bị chảy máu không ngừng và có thể dẫn tới tử vong.
Những người bị bệnh này thường dùng thuốc để kích thích máu đông. Và gừng lại có tác dụng với những loại thuốc này, điều này sẽ làm trầm trọng hơn bệnh lý này gây ra xuất huyết dẫn tới tử vong. (5) 

Những người đang sử dụng một số loại thuốc
Những người đang sử dụng thuốc huyết áp cao và thuốc cho bệnh tiểu đường thì sẽ có nguy cơ vì gừng có thể phản ứng với một số thành phần trong thuốc và thay đổi tác dụng của chúng lên cơ thể.
Sự kết hợp giữa gừng và thuốc chống máu đông, hoặc thuốc ức chế Beta trong điều trị tim mạch và thuốc insulin có thể là rất  nguy hại cho người sử dụng. Cụ thể, gừng kích thích làm loãng máu và làm giảm áp suất của máu, và những tính chất này làm giảm tác dụng của các thuốc sử dụng.(6,7,8) 

Những người thiếu cân
Nếu bạn muốn tăng cân, bạn không nên ăn gừng và các chất bổ xung từ gừng vì nó có chứa hàm lượng các chất xơ cao và làm tăng pH của dạ dày và kích thích các enzyme tiêu hóa. Do đó nó dẫn tới tăng việc đốt cháy mỡ và giảm nhu cầu ăn uống, nó dẫn tới giảm cân, rối loại kinh nguyệt, rụng tóc và giảm cơ bắp.(9,10)

Phụ nữ mang thai
Gừng có nhiều chất kích thích hỗ trợ sức khỏe của cơ và giúp tăng cường tiêu hóa. Tuy nhiên, việc sử dụng gừng khi mang thai thường dẫn tới các cơn co thắt và sanh non, đặc biệt là trong 3 tháng cuối cùng của thai kỳ. Ngoài ra, việc sử dụng gừng còn dẫn tới khả năng loại bỏ các vitamin hòa tan trong chất béo và sắt là những chất dinh dưỡng rất cần thiết cho bà mẹ và thai nhi. (11, 12, 13, 14)  

Lược dịch theo http://naturalcureshouse.com
Phiên bản tiếng Anh vui lòng vào đây

Tài liệu tham khảo
  1. http://www.academicjournals.org/journal/JMPR/article-abstract/E20541A22403;
  2. http://europepmc.org/abstract/med/10178636;
  3. https://www.ajol.info/index.php/ajtcam/article/view/56689 ;
  4. http://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S027869150600322X;
  5. http://onlinelibrary.wiley.com/doi/10.1002/pbc.22160/full
  6. http://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S0167527307016853 ; 
  7. http://journals.lww.com/cardiovascularpharm/Abstract/2005/01000/Ginger_Lowers_Blood_Pressure_Through_Blockade_of.13.aspx ; 
  8. http://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S0952327897905871
  9. http://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S0002934305002007;
  10. http://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S0002934305002007
  11. http://journals.lww.com/greenjournal/Abstract/2005/04000/Effectiveness_and_Safety_of_Ginger_in_the.27.aspx
  12. http://online.liebertpub.com/doi/abs/10.1089/acm.2008.0406
  13. http://search.proquest.com/openview/b4435f17def4bad50dee7e128173cc3c/1?pq-origsite=gscholar&cbl=32528
  14. http://journals.lww.com/greenjournal/Abstract/2001/04000/Ginger_for_Nausea_and_Vomiting_in_Pregnancy_.17.aspx


Read More

Thứ Hai, 20 tháng 3, 2017

Các làm tinh dầu gừng tại nhà

Đã từ lâu, gừng là một loại gia vị không thể thiếu trong bữa ăn của người Việt Nam. Bên cạnh đó, tinh dầu gừng cũng được biết đến với rất nhiều tác dụng tuyệt vời trong cả sức khỏe lẫn làm đẹp. Vậy thì,  làm sao để có thể tự mình làm ra tinh dầu gừng tại nhà? Hãy cùng tìm hiểu một cách làm đơn giản để chiết xuất tinh dàu gừng qua bài viết dưới đây nhé.
Tinh dầu gừng được ví như huyết mạch của củ gừng, là những gì tinh túy nhất mà củ gừng sở hữu, nghe có vẻ khá phức tạp nhưng để chiết xuất ra được chúng thì không hề khó khăn như mọi người tưởng tượng. Cách làm như sau:

Chuẩn bị nguyên liệu để làm tinh dầu gừng

  • 100g gừng tươi (gừng càng tươi thì càng thu được nhiều tinh dầu gừng)
  • 50-100ml dầu ăn (dầu dừa, dầu hạt cải hoặc dầu oliu đều được)
  • Chảo

Cách làm tinh dầu gừng tại nhà

Việc đầu tiên là bạn cần phải đi chợ để chọn mua gừng, gừng được chọn là gừng còn tươi và già. Không nên chọn gừng bị héo về để làm tinh dầu gừng vì chúng cho ra rất ít tinh dầu.
Gừng sau khi mua về thì rửa sạch, sau đó bạn cạo sạch lớp vỏ bên ngoài rồi thái thành miếng mỏng. Sau đó đem giã hoặc xay nhuyễn để vắt lấy nước cốt nguyên chất của gừng tươi, bạn cố gắng vắt được càng nhiều càng tốt nhé, và đặc biệt là không nên cho thêm nước vào để vắt nước cốt gừng.
Sau đó, bạn đặt cái chảo lên bếp, chờ chảo nóng thì cho phần dầu thực vật mà bạn đã chuẩn bị từ trước vào. Khi dầu ăn bắt đầu sủi tăm thì bạn cho nước cốt gừng đã vắt lúc nảy vào, khuấy đều và đun sôi.
Khi hỗn hợp đã sôi nhất định. Bạn tắt bếp, chờ cho hỗn hợp nguội đi. Cuối cùng bạn cho vào lọ, đậy nắp cẩn thận rồi bảo quản để dùng dần.
Tinh dầu gừng là loại dễ bay hơi cho nên chúng ta phải kết hợp chúng với dầu thực vật khác để có thể giữ được chúng lâu dài nhất. 

Lưu ý khi làm tinh dầu gừng tại nhà

  • Vì còn tùy vào chất lượng gừng mà bạn mua về sẽ thu được bao nhiêu nước cốt gừng khi vắt nên bài viết này mình chỉ đưa ra tỷ lệ ước chừng, nhưng thường cứ 15ml nước cốt gừng thì bạn đông khoảng 50ml dầu thực vật là được.
  • Về việc chọn dầu để làm dầu gừng, các bạn nên chọn dầu thực vật nguyên chất. Tốt nhất là bạn nên chọn những loại dầu có điểm nóng càng cao càng tốt như dầu dừa chẳng hạn.

Cách sử dụng tinh dầu gừng

Tinh dầu gừng có thể giúp hỗ trợ chữa nhiều loại bệnh mà chúng ta thường gặp phải hàng ngày rất hiệu quả. Bạn có thể sử dụng tinh dầu gừng để hỗ trợ chữa các triệu chứng sau: viêm họng, tiêu chảy, ợ hơi, khó tiêu, đau thấp khớp, chóng mặt, nôn mửa, yếu sinh lí hay thậm chí bạn cũng có thể dùng tinh dầu gừng để tăng thêm phần can đảm cho bản thân.
Ở những phụ nữ sau khi sinh thường xuyên phải đối mặt với tình trạng rụng tóc nhiều, các chị có thể sử dụng tinh dầu gừng để massage đều đặn và nhẹ nhàng lên chân tóc thường xuyên cũng giúp cải thiện tình trạng này rất hiệu quả.

Trên đây là cách chiết xuất tinh dầu gừng với sử dụng dầu nền là dầu dừa ( đây được coi như là dung môi hòa tan tinh dầu) chính vì vậy mà bạn không thể thu nhận được tinh dầu tinh khiết. Và việc có mặt của dầu nền dẫn tới một số ứng dụng của tinh dầu gừng không thể thực hiện được. Vì vậy, bạn nên sở hữu cho mình một chai tinh dầu gừng nguyên chất để trải nghiệm những tác dụng tuyệt vời của tinh dầu gừng. Bạn cũng có thể sở hữu một chai tinh dầu gừng tinh khiết bằng cách làm tại nhà, trong bài viết sau bạn sẽ học được quy trình chiết xuất tinh dầu gừng tinh khiết trên quy mô nhỏ với các dụng cụ thủy tinh. Nếu muốn sở hưu ngay một chai tinh dầu gừng, bạn có thể vào trang tinh dầu Aotanica, hoặc Facebook


Read More

Thứ Bảy, 18 tháng 3, 2017

4 Bí kiếp chọn tinh dầu đơn giản dành cho chị em lần đầu mua

Hiện tại trên thị trường có rất nhiều loại tinh dầu, mẫu mã đa dạng, mùi hương phong phú. Nhưng trong đó chủ yếu là sự có mặt của các loại tinh dầu giả.

Tôi có một cô bạn thì nhân ngày 8/3 cô ấy muốn mua tinh dầu tặng cho mẹ , do là lần đầu tiên chọn mua tinh dầu nên còn bỡ ngỡ. Cô bạn tôi đành lên mạng lấy thông tin về các nhãn hiệu tinh dầu đáng tin cậy thì thấy các loại tinh dầu được chiết xuất từ bưởi, dừa, gấc... hầu hết được chị em phụ nữ tìm mua là hàng handmade, sử dụng theo hướng dẫn và kinh nghiệm của người bán, không hề được kiểm chứng bằng tiêu chuẩn nào, còn các sản phẩm tinh dầu có xuất xứ nước ngoài thì không hề có tem nhãn bằng tiếng Việt. Tôi mới khuyên cô ấy ra cửa hàng và làm thử một vài cách mà tôi kiếm được trên mạng để xác định xem có phải tinh dầu thật hay không

1.GIỌT TINH DẦU



Tôi bảo cô ấy chuẩn bị một mẫu giấy khô, khi đến cửa hàng thì xin người ta nhỏ thử một giọt lên giấy. Đến khi khô thì nhìn xem có xuất hiện một vòng dầu loãng xung quanh không, nếu có thì nên tránh xa nhãn hiệu đó vì đó là không phải là tinh dầu nguyên chất. Tuy nhiên tôi cũng có cảnh báo cô bạn là không nên áp dụng phương pháp này với một số loại tinh dầu sau do nó sẽ gây ra kết quả không chính xác như tinh dầu gỗ đàn hương, tinh dầu cỏ vetiver, hoa cúc Đức, dầu hoắc hương.

2.GIÁ KHÔNG RẺ

Tinh dầu đại diện cho huyết mạch của thực vật, bản thân tinh dầu vốn đã quý giá, công đoạn sản xuất lại phức tạp và tốn nhiều thời gian nên giá của tinh dầu sẽ khá mắc. Tôi nói với cô ấy rằng nếu thấy tinh dầu có giá dưới 100.000 đồng trở xuống thì xem xét kĩ không chừng lại mua phải hàng giả

3.LỌ ĐỰNG TINH DẦU

Các chất trong tinh dầu rất mạnh có thể phản ứng với chai nhựa gây biến đổi nên tinh dầu luôn được đựng bằng thủy tinh. Hơn nữa lọ thủy tinh để đựng tinh dầu thường có màu xanh đậm hoặc màu hổ phách để ngăn cản tác động của bức xạ mặt trời ảnh hưởng tới chất lượng tinh dầu. Cô bạn tôi có thể chỉ cần quan sát chất liệu lọ đựng mà chọn lọc được sản phẩm tốt nhất.

4.ĐỘ NHỚT CỦA TINH DẦU

Nhỏ tinh dầu từ ống nhỏ giọt chuyên dụng mà thấy tốc độ nhỏ giọt khá chậm thì đó là tinh dầu chất lượng tốt. Ngược lại nếu tốc độ nhỏ giọt quá nhanh thì loại tinh dầu này đã bị pha trộn.
Sau khi áp dụng 4 cách đó thì cô bạn tôi đã chọn được cho mình 2 lọ tinh dầu xịn đúng nguyên chất với hương gừng và hương bạc hà, rồi lại còn được tặng thêm 1 lọ hương bưởi nữa. Tiết lộ cho các bạn biết nhãn hiệu cô bạn tôi chọn mua là tinh dầu Aotanica, hiện nay đang có chương trình khuyến mãi mua 2 tặng 1, các bạn cũng hay nhanh tay mua lấy cho mình hoặc cho người thân bạn bè mình dùng thử nhé. Về phần mẹ của bạn tôi thì từ khi được tặng ngày nào bà cũng sử dụng cả, hôm thì pha để uống, hôm thì dùng để xoa bụng hôm thì dùng để xông mùi. Nghe bà bảo dùng tốt nên cô bạn tôi đang tính là lúc thêm ngay lúc khuyến mãi để dùng dần.

Tinh dầu rất là món quà rất đặc biệt, tinh dầu được ví như nhựa sống của cây mang sức sống, năng lượng tinh khiết nhất của thảo dược từ thiên nhiên và mạnh hơn 50-100 lần các loại thảo dược sấy khô. Đây xứng đáng là món quà dành tặng cho bạn và người thân.
Nguồn: internet



Read More

Thứ Năm, 16 tháng 3, 2017

Tác dụng giảm béo tuyệt với của gừng

Bạn luôn ao ước một thân hình chuẩn cân đối. Tuy nhiên, bạn đã áp dụng nhiều biện pháp để giảm cân nhưng sao quá khó. Vậy hãy để chúng tôi giới thiệu đến bạn cách giảm cân nhanh chóng mà cực kỳ đơn giản với gừng tươi nhé, gừng đã được cho là thực phẩm và dược phẩm rất tốt cho sức khỏe.
Để giảm cân hiệu quả bạn có thể sử dụng gừng tươi vì nó có hàm lượng tinh dầu cao hơn gừng khô rất nhiều. Trong tinh dầu gừng có chứa gingerol và shogaol (1)  có trong gừng giúp thúc đẩy sự phân hủy chất béo diễn ra nhanh hơn và hoạt động như một chất ức chế chất béo tự nhiên. Ngoài ra, nó còn có tác dụng làm cân bằng độ pH của dạ dày (2) , từ đó tăng khả năng tiêu hóa và làm giảm béo, giảm mỡ bụng hiệu quả.

Gừng tươi có thể được sử dụng theo các cách sau:

1. Làm gia vị cho các món ăn
Cho thêm gừng vào các món ăn phù hợp, ăn gừng không chỉ cải thiện lưu thông máu kém mà còn thúc đẩy sự trao đổi chất. Và nó còn rất tốt trong việc hỗ trợ tiêu hóa và giảm béo cơ thể. Đặc biệt chỉ cần ăn 10g gừng mỗi ngày có thể làm tăng mức đốt cháy calo. Vì vậy bạn đừng bỏ qua cách giảm cân nhanh, an toàn và cực đơn giản với gừng tươi này nhé. Ngoài sử dụng trực tiếp gừng tươi thì sử dụng tinh dầu gừng, gừng ngâm giấmgừng rang muối cũng có tác dụng giảm cân rất tốt.

2. Gừng ngâm giấm.
Nguyên liệu sử dụng là Gừng ta tươi, dấm gạo, lọ thủy tinh (không nên sử dụng loại gừng trâu – Trung Quốc, vì nó chứa hàm lượng tinh dầu rất thấp)
Bước 1: Chọn những củ gừng ta còn tươi,về rửa sạch đất bùn sau đó cắt lát mỏng, đều. Phải là gừng tươi mới có tác dụng tốt, giúp tăng tuần hoàn máu, tăng cường tiêu hoá và hỗ trợ giảm cân.
Bước 2: Xếp gừng vào chai thuỷ tinh, đổ dấm gạo vào. Lưu ý chai thuỷ tinh phải sạch, khô, không mùi… Bạn có thể bảo quản dấm gừng ở nơi thoáng mát hoặc ngăn mát tủ lạnh.
Bước 3: Để ngâm gừng trong 1 tuần, sau đó vào mỗi buổi sáng hãy ăn 2-4 lát gừng tươi, bạn sẽ có kết quả giảm cân bất ngờ nhé!
Ăn gừng ngâm dấm hay một thìa con nước dấm còn có tác dụng tiêu mỡ, đốt sạch chất béo, lọc và đào thải chất cặn bã ra ngoài cơ thể. Ngoài ra,còn tốt cho gan, ngăn triệu chứng rụng tóc, nhất là khi thời tiết đang giao mùa.


3.Gừng rang muối
Chườm muối với gừng giảm mỡ bụng , bạn cần 1kg gừng sạch, nghiền nhỏ và rang lên cùng muối. Gừng kết hợp với muối có tác dụng giúp các mạch máu hoạt động liên tục, giúp phần cơ bụng nhỏ dần đi.


4.Gừng ủ mật ong
Giảm béo bằng mật ong và gừng Cho chút mật ong, sữa chua và ít gừng vào hộp sữa chua ăn hàng ngày cũng là thủ thuật để bạn làm quen với cách giảm cân bằng gừng. Một muỗng mật ong, 1 miếng gừng đập dập, thêm 200ml nước nóng là bạn có ngay thức uống ấm áp khi trời lạnh.


5.Bánh mì gừng mật ong
Bánh mì gối đặt lên chảo nướng từ 3-4 phút sau đó phết lớp mật ong, chút gừng băm nhỏ lên trên. Khi chế biến các món ăn hàng ngày, bạn có thể gia giảm thêm chút gừng, vừa tăng thêm khẩu vị lại có hiệu quả bất ngờ.

6.Trà gừng
Ngoài ra, bạn có thể uống trà gừng vào mỗi buổi sáng, vừa tốt cho cổ họng vừa có tác dụng giảm béo.



Ngoài các cách sử dụng gừng tươi như trên để giảm cân thì  sử dụng tinh dầu gừng để uống trà, matxa, ngâm chân,… cũng mang lại hiệu quả cao trong việc giảm cân.

Tham khảo
Read More

Thứ Tư, 15 tháng 3, 2017

9 Sai lầm khi sử dụng tinh dầu

Tinh dầu nguyên chất đang là một sản phẩm được nhiều người yêu thích và sử dụng bởi những công dụng thần kỳ của nó. Tuy nhiên nếu không biết sử dụng đúng cách thì không những làm mất đi những tác dụng tuyệt vời của tinh dầu mà còn đem lại những hậu quả xấu về sau. Bài viết này sẽ chỉ ra cho bạn những sai lầm thường gặp khi sử dụng tinh dầu nguyên chất, hãy đọc và ghi chú lại cho mình để sử dụng tinh dầu một cách hữu ích nhất nhé! 
1.Sử dụng sai thời điểm

Bạn thường sử dụng tin dầu vào thời gian nào trong ngày?
Các chuyên gia khuyên rằng vào buổi tối trước khi đi ngủ là thời điểm tốt nhất để sử dụng tinh dầu. Bởi vì làn da của bạn khi đó sẽ tiết ra ít bã nhờn hơn và đây cũng là thời gian các tế bào nghỉ ngơi, không chịu ảnh hưởng của tác động bên ngoài từ môi trường.
Nếu bạn sử dụng tinh dầu một lần trong ngày vào buổi sáng, điều này không được tốt lắm. Thay vào đó, hãy dùng tinh dầu trước khi đi ngủ bởi loàn da của bạn tiết ra ít bã nhờn vào ban đêm. Và đêm cũng là khoảng thời gian làn da cùng các tế bào đang nghỉ ngơi, không chịu quá nhiều tác động từ môi trường ngoài nên đây là thời điểm tốt nhất để bạn sử dụng tinh dầu.

2.Sử dụng một lượng quá nhiều 

Tinh dầu cũng có thể gây khó khăn cho các tế bào da, vì vậy, nếu lượng dầu quá lớn sẽ gây tắc lỗ chân lông, khiến làn da vốn đã nhiều dầu càng thêm nhờn, lỗ chân lông cũng vì thế mà giãn to ra. Cách tốt nhất dành cho những người có làn da dầu là tìm kiếm một loại dầu hấp thụ vào da một cách nhanh chóng.


 3.Sử dùng nhiều lần trong ngày

Nếu da bạn là da khô: bạn có thể dùng 1 lần vào ban ngày và 1 lần vào ban đêm
Nếu da bạn là da nhờn: bạn chỉ nên sử dụng một lần trong ngày, tốt nhất là nên sử dụng vào buổi tối
   Sử dụng tinh dầu quá thường xuyên sẽ khiến da bạn thừa dầu và tiét nhiều hơn. Bạn cần chú ý tần suất sử dụng tinh dầu trong một ngày của mình

4. Dùng tinh dầu mà không pha loãng

Nguyên tắc quan trọng bạn cần nhớ: KHÔNG PHẢI TINH DẦU NÀO CŨNG CÓ THỂ SỬ DỤNG TRỰC TIẾP TINH LÊN DA KHI CHƯA PHA LOÃNG, vì những lý do sau:
    - Những tinh dầu như:  bạch đàn, chanh, oải hương đậm đặc có thể hủy hoại làn da bạn khi tiếp xúc trực tiếp
    - Tinh dầu nguyên chất rất đậm đặc nên làm nóng rát da của bạn
    - Tinh dầu chưa pha loãng vô cùng dễ bay hơi và sẽ dễ dàng biến mất trên bề mặt da của bạn
- Vậy nên bạn cần phải đọc kĩ hướng dẫn sử dụng, đối với những tinh dầu yêu cầu không dùng trực tiếp thì bạn có dùng loại dầu dẫn là Jojoba hoặc dầu hạt nho để pha loãng đồng thời tăng hiệu quả hấp thụ nhiều dưỡng chất cho da của bạn

5.Không coi kĩ thành phần trong tinh dầu


Trong tinh dầu có thể chứa thành phần gây dị ứng cho bạn thế nên bạn cần lưu ý:
Đọc kĩ hướng dẫn sử dụng cho từng loại
Bạn dị ứng loại thức ăn nào thì sẽ dị ứng với tinh dầu từ nguyên liệu làm nên thức ăn đó

6. Không lựa chọn tinh dầu theo làn da

Mỗi loại da sẽ có tinh dầu hợp, tinh dầu không hợp nên bạn cần lựa chọn kĩ trước khi mua
Với người lần đầu sử dụng tinh dầu thì nên thử kiểm tra bằng cách nhỏ 1 giọt tinh dầu nguyên chất mà bạn muốn sử dụng vào 10ml nước ấm lắc đều rồi thoa lên vùng da mỏng nhất trong 24h để thử phản ứng, rồi dựa vào kết quả để lựa chọn
Gợi ý nhỏ cho bạn: nếu da nhạy cảm, da bị viêm, da thường bị dị ứng và có độ nhạy cảm với mỹ phẩm thì nên tránh dùng cái loại tinh dầu sau: Đinh Hương, Gừng, Bạc Hà, Xô Thơm, Hạt Tiêu Đen, Khuynh Diệp, Cam,…

7.Không lựa chọn tinh dầu theo tình trạng sức khỏe



- Người huyết áp cao nên tránh dùng các loại tinh dầu: Khuynh Diệp, Hương Thảo, Xạ Hương…
    - Người huyết áp thấp nên tránh dùng các loại tinh dầu: Oải Hương, Kinh Giới Ô, Ngọc Lan Tây,..
    - Người từng và đang bị động kinh nên tránh dùng các loại tinh dầu: Khuynh Diệp, Hương Thảo, Xô Thơm, Tiếu Hồi….
    - Người có vấn đề về tính khi nên tránh dùng các loại tinh dầu: Hạt Tiêu Đen, Cam Ngọt, các loại tinh dầu giống Cam Quýt…
    - Người có vấn đề với tuyến tiền liệt nên tránh dùng các loại tinh dầu: Melissa, Thông
    - Người mắc bệnh tăng nhãn áp nên tránh dùng các loại tinh dầu: Melissa..
    - Tránh sửa dụng tinh dầu khi đang mang thai
    - Tránh để mắt tiếp xúc trực tiếp với tinh dầu

8.Bảo quản sai cách


Tránh để thấm nước hoặc các sản phẩm khác lẫn lộn dễ làm hỏng tinh dầu
Để tinh dầu tránh xa nguồn phát nhiệt và ánh sáng, đóng chặp nắp chai khi không sử dụng vì tinh dầu dễ bốc hơi và oxy làm giảm hiệu quả khi sử dụng.


9.Sử dụng phải tinh dầu giả



Những chai tinh dầu giả thường rất độc haị, chứa những tạp chất có thể trực tiếp gây độc hoặc dưới tác dụng của nhiệt độ mà chuyển hóa thành các chất độc hại khác. Một trong những tạp chất có thể kể là nitrosamine, có khả năng gây ung thư.
Tinh dầu giả có thể xem như một loại chất độc phát tán chậm, gây nguy hiểm cho bạn và gia đình bạn nhất là khi trong nhà lại có cả trẻ em. Vậy để tránh mua phải tinh dầu giả thì bạn phải tìm hiểu và cân nhắc kĩ lưỡng trước khi mua tinh dầu.
Nguồn: Internet


Read More

8 cách làm đẹp với gừng tươi

Những ngày se lạnh, chỉ cần 1 cốc nước gừng không những giúp bạn giữ ấm cơ thể mà còn có tác dụng giảm cân vô cùng hiệu quả.

1. Làm mờ sẹo mụn 
Thát lát gừng tươi rồi chà lên vùng da có sẹo mụn. Thực hiện liên tục 2 – 3 mỗi ngày để nhanh chóng làm mờ sẹo mụn. Tuy nhiên, chà gừng lên da mặt sẽ khiến da hơi vàng nên bạn có thể thoa vào buổi tối trước khi đi ngủ.

2. Trị mụn 
Pha một chút nước gừng nóng vào nước rửa mặt, dùng hai lần mỗi ngày sẽ giúp sát trùng và làm mụn nhanh bong.

3. Làm mềm da chân
Ngâm chân mỗi tối với nước gừng nóng sẽ làm mềm da chân. Đặc biệt, liệu pháp này còn giúp lưu thông khí huyết, giảm đau nhức, mệt mỏi, giúp ngủ ngon và da dẻ hồng hào hơn.

4. Trị gàu 
Giã nát gừng tươi đắp lên da đầu khoảng 10 phút rồi dùng nước gừng ấm gội lại thật sạch sẽ giúp trị gàu hiệu quả.

5. Trị khô da 
Hòa 2 thìa đường, 1/2 thìa café dầu ô liu với 2 thìa gừng nghiền nhuyễn thành hỗn hợp, massage da toàn thân sau khi làm ướt sẽ giúp loại bỏ tế bào chết và làm mềm da. Sau đó tắm lại bằng nước sạch. Liệu pháp này giúp trị da khô trong mùa đông hữu hiệu.

6. Trị hôi nách, hôi chân 
Giã nát một củ gừng tươi rồi bôi vào nách, chân đều đặn mỗi ngày sẽ giúp loại bỏ mùi khó chịu.

7. Tiêu mỡ bụng 
Gừng tươi giã nhỏ, rang nóng với muối đến khi quyện lại thì bọc vào một chiếc khăn và chườm lên bụng. Có thể kết hợp massage nhẹ nhàng. Kiên trì thực hiện liệu pháp này sẽ giúp tiêu diệt mỡ bụng rất hiệu quả.


8. Giảm cân: Đập dập một lát gừng, hòa vào một cốc nước nóng, có thể thêm 1 thìa café mật ong, uống mỗi ngày sẽ giúp kích thích tiêu hóa và hỗ trợ giảm cân.

Read More

9 cách sử dụng tinh dầu gừng



Gừng là thực vật hạt kín, thuộc họ Zingiberaceae, vì khả năng hỗ trợ tiêu hóa nên rễ (củ) của nó được sử dụng nhiều trong các món ăn hoặc các bài thuốc dân gian trong hàng ngàn năm qua ở khu vực châu Á. Ngoài ra, củ gừng hoặc tinh dầu của nó còn được sử dụng nhiều bởi khả năng bảo quản thực phẩm và mùi thơm của nó.
Gừng tươi tinh dầu gừng có rất nhiều công dụng đối với sức khỏe con người. Thực tế chứng minh rằng, hầu hết các tác dụng của tinh dầu gừng vì nó chứa hàm lượng gingerol cao nhất (cm). Tinh dầu gừng là dạng tốt nhất để sử dụng cho mục đích làm thuốc, nó có thể được sử dụng bên trong cơ thể để tăng cường sức khỏe hoặc có thể sử dụng ngoài da với dầu dẫn (dầu dừa,…) để xoa bóp lên vùng bị đau (xưng tấy do té, hoặc đau cơ do tập thể dục.
Ngày nay, tinh dầu gừng được sử dụng nhiều để điều trị các triệu chứng như buồn nôn, khó chịu ở dạ dày, rối loạn kinh nguyệt, trị viêm và các tình trạng suy hô hấp (cm). Khi nó được sử dụng trong trị liệu hương thơm nó luôn mang lại cảm giác tích cực, tự tin và can đảm.
Sau đây, chúng tôi cung cấp một số cách sử dụng tinh dầu gừng cho các mục đích hỗ trợ và điều trị các vấn đề về sức khỏe.

1. Để tăng cương lưu thông máu thì có thể cho 1-2 giọt tinh dầu gừng lên vùng ngực rồi xoa bóp 2 lần/ngày.

2. Để giảm đau cơ và đau khớp, cho 1 -2 giọt tinh dầu gừng lên vùng bị đau rồi xoa bóp 2 lần/ngày.

3. Để giảm căng thẳng mệt mỏi và cải thiện tâm trạng, thì nên cho 2-3 giọt vào máy khuếch tán tinh dầu, sau đó để ở bàn làm việc, hít thở đều đặn để lấy lại tinh thần phấn chấn và làm việc hiệu quả hơn, nên sử dụng 2 lần/ngày.

4. Đối với buồn nôn, có thể cho vào máy khuếch tán 2-3 giọt rồi hít thở đều đặn hoặc sử dụng 1-2 giọt để xoa bóp trực tiếp lên bụng sau đó để tay gần mũi và hít hương tinh dầu.

5. Để tăng ham muốn tình dục, sử dụng 2-3 giọt tinh dầu vào máy khuếch tán và để máy ở gần giường ngủ. Rồi sử dụng thêm 1-2 giọt để xoa bóp vào bụng dưới và lòng bàn chân.

6. Để hộ trợ tiêu hóa và loại bỏ chất độc, sử dụng 2-3 giọt tinh dầu gừng cho vào nước ấm để tắm hoặc ngâm mình.

7. Để hỗ trợ tình trạng suy giảm hô hấp, nên uống trà gừng hoặc uống trà xanh có cho thêm 1 giọt tinh dầu gừng / 1 ấm trà mỗi ngày hai lần.

8. Để điều trị nôn mửa, thì cho 1 giọt tinh dầu vào 300 ml nước ấm và uống thật chậm.

9. Để gia tăng hương vị cho các món ăn và hỗ trợ tiêu hóa, hãy cho 1 giọt tinh dầu gừng vào bất kỳ món ăn nào phù hợp với gừng.

Theo Dr.Axe
Read More

Chủ Nhật, 12 tháng 3, 2017

5 Sai lầm làm hại tóc phổ biến

Chúng ta thường mắc một số sai lầm trong việc chăm sóc tóc. Những sai lầm tưởng chừng rất nhỏ này sẽ ảnh hưởng nhiều đến tóc của bạn. Đôi khi những sai lầm này chúng ta mắc một cách ngẫu nhiên hoặc chúng ta không để ý.

Các sai lầm thường gặp đối với tóc:

1. Gội đầu quá thường xuyên

Dĩ nhiên là bạn nên gội đầu thường xuyên để loại bỏ chất bẩn và bụi bám trên tóc. Tuy vậy, nếu bạn gội đầu quá thường xuyên, đặc biệt là khi tóc bạn dài, tóc bạn có thể bị khô. Tóc khô sẽ làm tóc bạn gãy và rụng tóc. Do vậy bạn đừng gội đầu quá thường xuyên hoặc hàng ngày. Điều này giúp giữ các chất dầu tự nhiên và độ ẩm tự nhiên trên da đầu.

2. Chải đầu quá nhiều

Nếu bạn chải tóc quá thường xuyên, tóc bạn sẽ bị xơ cứng. Tương tự vậy, một số người có thói quen chải đầu khi tóc ướt, điều này cũng làm hại tóc.

3. Không dưỡng tóc

Chúng ta thường bỏ qua giai đoạn dưỡng tóc. Bạn nên dùng dầu xả hoặc dưỡng tóc tốt. Thường bạn nên dùng dầu xả tóc sau khi gội.

4. Dùng máy sấy tóc nhiệt độ cao

Thông thường chúng ta muốn tóc khô nhanh. Chúng ta thường dùng máy sấy tóc ở nhiệt độ cao. Cũng như vậy chúng ta có thể đi duỗi tóc, làm xoăn tóc. Thậm chí chúng ta dùng nhiều hóa chất và nhiệt. Các quá trình như vậy sẽ làm tóc bạn tổn thương.

5. Không sử dụng nướt xịt tóc khi chải đầu

Thường chúng ta chỉ dùng lược chải. Nếu bạn chải tóc quá mạnh mà không có nước xịt làm tóc mượt đi, tóc bạn có thể bị hư tổn.
Read More

3 Cách để giảm rụng tóc bằng củ gừng tươi

Gừng tươi không chỉ là gia vị trong món ăn mà còn có tác dụng giảm rụng tóc hiệu quả nhanh chóng. Từ lâu cây gừng đã gắn bó mật thiết với đời sống hàng ngày của con người trên khắp Thế Giới. Ở bài viết này, xin giới thiệu cùng bạn một trong rất nhiều tác dụng của củ Gừng đó là giảm rụng tóc…

Cách 1:
Sử dụng 2 cân gừng cạo sạch, ngâm rửa cho cẩn thận rồi bỏ vào cối dùng chày giã nát. Sau đó dùng tay vắt lấy nước chúng ta sẽ được hỗn hợp nước cốt gừng (trong đó có chứa tinh dầu gừng). Sử dụng 1 chén nhỏ nước cốt chanh và 3 muỗng canh dầu mè trộn đều vào nước cốt gừng. Cho hỗn hợp đó vào chai và bảo quản trong tủ lạnh và xài dần.
Dùng  3 thìa hỗn hợp đó rồi cho lên da đầu kem massage thật nhẹ, chú ý giữ tinh thần thư giãn tối đa. Gừng thấm vào da đầu sẽ nóng lên, cảm giác rất thích. Sau khoảng 15p-20p bạn hãy xả sạch bằng nước nhé.
Cách 2:
Giã nhỏ gừng, chắt lấy nước trộn với nước rau húng quế rồi xoa lên da đầu. Bạn nên thực hiện thường xuyên để có một mái tóc như ý.
Cách 3:
Gừng tươi rửa sạch, giã nát, sao nóng lên để còn âm ấm đắp vào đầu, lượng gừng đủ dùng. Ngày đắp 2-3 lần có tác dụng thông khí huyết và tóc sẽ mọc.


Read More

Thứ Bảy, 11 tháng 3, 2017

10 tác dụng của tinh dầu gừng

Như trong bài trước, chúng ta đã biết rất nhiều công dụng của gừng tươi. Tuy nhiên, việc lưu giữ gừng tươi trong nhà thường không để được lâu và khi gừng bị hư hỏng nếu vô tình sử dụng không những không có ích mà còn có hại đối với cơ thể như trong bài "Những điều cần lưu ý khi sử dụng gừng tươi". Chính vì vậy, mà việc sở hữu một chai tinh dầu gừng trong nhà sẽ có rất nhiều lợi ích. Ngoài ra, với chai tinh dầu gừng nguyên chất, nó không những dễ bảo quản mà còn có thể mang theo mọi nơi và sử dụng rất dễ dàng. Cùng tìm hiểu xem chai tinh dầu gừng có thể giúp bạn trong những trường hợp nào nhé.

1. Trị khó chịu ở dạ dày và hỗ trợ tiêu hóa
Tinh dầu gừng là một trong những liều thuốc tự nhiên tốt nhất cho đau bụng, khó tiêu, tiêu chảy, co thắt và đau dạ dày. Tinh dầu gừng cũng có tác dụng như là một liều thuốc tự nhiên để điều trị nôn và ói mửa.
Tinh dầu gừng còn được chứng mình là có khả năng làm lành các về loét bao tử gây ra bởi ethanol lên đến 85%. Các thí nghiệm lâm sàng cũng cho thấy khi uống tinh dầu gừng các tổn thương do ethanol gây ra như hoại tử, xuất huyết, bào mòn thành dạ dày giàm đáng kể.(1) 
Hít tinh dầu gừng cũng làm giảm bớt căng thẳng, giảm buồn nôn sau khi phẫu thuật và có khả năng giảm đau ngay sau khi phẫu thuật. (2,3)
2. Chữa nhiễm trùng
Tinh dầu gừng là một chất khử trùng, nó khử những vết nhiễm trùng bị gây ra bởi vi khuẩn, bao gồm cả nhiễm trùng đường ruột, kiết lỵ do vi khuẩn và ngộ độc thực phẩm.(4)
Tinh dầu gừng cũng có tác dụng chống bệnh sốt rét do muỗi lây nhiễm. Sốt rét gây ra các triệu chứng thông thường bao gồm sốt, mệt mỏi, nôn mửa và nhức đầu; trong trường hợp nặng có thể gây vàng da, co giật, hôn mê hoặc tử vong.


3. Hỗ trợ các vấn đề hô hấp
Tinh dầu gừng có khả năng loại bỏ đờm khỏi cổ họng và phổi, ngoài ra nó còn có thể trị cảm lạnh, cảm cúm, trị ho, trị hen suyễn, là phương thuốc tự nhiên để khắc phục viêm phế quản và hỗ trợ thở. Do đặc tính kháng viêm của tinh dầu gừng, nó làm giảm sưng trong phổi và  giúp mở đường thở.(5,6) 

4. Giảm viêm
Viêm, là một hiện tượng bình thường trong một cơ thể khỏe mạnh phản ứng lại để làm lành các vết thương. Tuy nhiên khi hệ miễn dịch của cơ thể hoạt động quá mức thì nó bắt đầu tấn công các tế bào khỏe mạnh của cơ thể và gây sưng tấy, đau đớn và khó chịu. Viêm bất thường là nguồn gốc của nhiều bênh, như hội chứng ruột kích thích, đau cơ, gây tổn thương ruột non. Để điều trị các bệnh này thì điều cần làm là sử dụng các thực phẩm có khả năng kháng viêm để cắt giảm phản ứng của hệ miễn dịch. Zingibain có trong tinh dầu gừng là thành phần quan trọng cho khả năng kháng viêm, giảm đau, xử lý các cơn đau cơ, viêm khớp và giảm đau nữa đầu. Một chứng minh khoa học trên tạp chí y khoa của Ấn độ chứng minh rằng, ngoài khả năng giảm đau, tinh dầu gừng còn cung cấp khả năng kháng oxi hóa rất tốt và nhạy cảm với các cơn đau. Nó có thể sử dụng để hấp thu các gốc tự do và giảm đáng kể tình trạng viêm cấp tính. (7,8,9)

5. Tăng cường sức khỏe tim mạch
Tinh dầu gừng có khả năng làm giảm hàm lượng cholesterol và giảm đông tụ máu, nó có khả năng hỗ trợ trị bệnh tim, trị đông tụ ở các mạch máu nguyên nhân dẫn tới đau tim và đột quỵ. Ngoài khả năng làm giảm nồng độ cholesterol, dầu gừng còn có khả năng tăng cường chuyển hóa mỡ, giùm làm giảm nguy cơ bệnh tim mạch và tiểu đường.(10,11) 


6. Hàm lượng các chất kháng oxi hóa cao
Rễ gừng chứa hàm lượng cao các chất kháng oxi hóa. Các chất kháng oxi hóa là những chất có thể kháng lại những dạng tổn thương tể bào, đặc biệt là do bị oxi hóa. Các bệnh thường gặp do tổn thương bởi oxi hóa tể bào như bệnh tim mạch, mất trí nhớ và ung thư. Các gốc tự do là một trong những hợp chất oxi hóa mạnh và nó thường gây nên căng thẳng, đau nửa đầu, và tinh dầu gừng giúp “ăn cắp” các điện tử tự do qua đó làm triệt tiêu khả năng oxi hóa của các gốc tự do. (12, 13, 14)
Gần đây, một nghiên cứu y khoa đã chứng mình được rằng hai hợp chất [6]-gingerol and zerumbone có trong tinh dầu gừng có khả năng làm giảm phản ứng oxi hóa trong tể bào ung thư bằng cách lấn át CXCR4, một phân tử thu nhận protein cung cấp sự sống cho các tể bào ung thư  tuyền tụy, phổi, thận và da và HIV (15). Ngoài ra, tinh dầu gừng đã được thử nghiệm thành công trong việc ức chế sự phát triển của các tể bào ung thư da trên chuột.

7. Sử dụng như một chất kích dục tự nhiên
Tinh dầu gừng tăng cường khả năng ham muốn tình dục. Nó có thể sử dụng đề điều trị việc giảm ham muốn tình dục, bất lực, rối loạn chức năng cương dương đến từ các nguyên nhân vật lý hoặc tâm lý. Bởi vì tính chất làm nóng và kích thích, nó giúp làm giảm căng thẳng, mang lại cảm xúc tự tin, loại bỏ sự nghi ngờ và cảm giác tự ti. (16, 17)

8. Giảm lo âu
Khi sử dụng trong trị liệu mùi hương, tinh dầu gừng có khả năng làm giảm lo lắng, trầm cảm và kiệt sức. Khả năng làm ấm của tinh dầu gừng có thể hỗ trợ cho giấc ngủ, giúp kích thích lòng dũng cảm và thư thái, giúp loại bỏ cảm giác sợ hãi, bị bỏ rơi, thiếu tự tin và thiếu động lực. (18)


9. Giảm đau cơ bắp và đau do kinh nguyệt
Bởi trong tinh dầu gừng có chứa các chất giảm đau như zingibain, nó có khả năng làm giảm các cơn đau như đau bụng do kinh nguyệt, đau đầu, đau lưng, đau nhức. Các nghiên cứu chứng minh rằng hấp thụ 1 hoặc 2 giọt tinh dầu gừng mỗi ngày thì có tác dụng giảm đau tốt hơn các thuốc giảm đau thông thường bởi vì khả năng giảm viêm và tăng cường khả năng lưu thông. (19)

10. Cải thiện chức năng gan
Bởi vì khả năng kháng oxi hóa của tinh dầu gừng và khả năng bảo vệ các chức năng gan, nó đượ chứng minh là có khả năng điệu trị bệnh gan nhiễm mỡ do cồn, nguyên nhân dẫn tới sơ gan và ung thư gan.(20)


Tài liệu tham khảo:
  1. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/24756059
  2. http://citeseerx.ist.psu.edu/viewdoc/download?doi=10.1.1.499.1069&rep=rep1&type=pdf,
  3. http://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S0962456206000051
  4. http://aac.asm.org/content/51/5/1859.short
  5. http://journals.lww.com/anesthesia-analgesia/Abstract/2013/09000/Aromatherapy_as_Treatment_for_Postoperative.10.aspx ,
  6.  http://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S0944711305001248
  7. http://www.academicjournals.org/journal/AJMR/article-abstract/7614D2C14051
  8. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2876930/ , 
  9. http://imsear.li.mahidol.ac.th/handle/123456789/147961
  10. http://jn.nutrition.org/content/130/5/1124.short,
  11. http://www.tandfonline.com/doi/abs/10.1080/09712119.2011.558612 
  12. http://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S030881460600481X 
  13. https://academic.oup.com/ps/article/88/10/2159/1569335/Effects-of-ginger-root-Zingiber-officinale 
  14. http://onlinelibrary.wiley.com/doi/10.1111/j.1365-2621.1993.tb06194.x/full
  15. http://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S027869150600322X 
  16. http://www.academicjournals.org/journal/JMPR/article-abstract/AF8C2DE24556 , 
  17. http://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S0378874198000269 
  18. http://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S0278691500000193 
  19. http://www.sciencedirect.com/science/article/pii/030698779290059L 
  20. http://pubs.acs.org/doi/abs/10.1021/jf403523g , 


Read More